Trong thời đại số hiện nay, tiếp thị trên Internet là một hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả tối ưu. Vì vậy, Marketing Online trở thành yếu tố quan trọng đối với chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm và cách xây dựng một chiến lược Marketing Online hiệu quả nhất 2023.
Marketing Online là gì?
Marketing Online còn được biết đến với tên gọi Tiếp thị trực tuyến, là tập hợp các hoạt động quảng cáo và tiếp thị được thực hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Internet hiện đang là một nguồn tài nguyên vô giá nên doanh nghiệp cần tận dụng để phát triển thương hiệu và tiếp cận với nhiều khách mục tiêu hơn. Quả thực hầu hết các doanh nghiệp lớn đều sử dụng Marketing Online kết hợp cùng các phương thức tiếp thị đa kênh để hướng tới khách hàng.
Trước đây, Marketing Offline là hình thức phổ biến mà các doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên phương thức này tốn kém và đòi hỏi nhiều công sức. Bao gồm phát tờ rơi, in biển quảng cáo,… Ngược lại, Marketing Online giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể trong các hoạt động tiếp thị mà vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Những lợi ích khi áp dụng chiến lược Marketing Online
Xây dựng chiến lược Marketing online đã trở thành xu hướng phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Một chiến lược đúng mục tiêu, đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
- Thu hút khách hàng: Mục tiêu chính của các chiến dịch Marketing là thu hút khách hàng tiềm năng. Bằng cách tiếp cận thông minh, doanh nghiệp có thể tạo ra sức hút để khách hàng quan tâm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Xây dựng và duy trì thương hiệu: Thông điệp truyền thông trong các chiến dịch Marketing đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng độ uy tín cho thương hiệu và doanh nghiệp. Điều này cũng giúp củng cố vị thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng: Các chiến lược Marketing được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về nhân khẩu học, tâm lý và hành vi của khách hàng. Nhờ đó giúp tác động và tạo niềm tin cho khách hàng.
- Tăng doanh số bán hàng: Bằng cách sử dụng nhiều nền tảng khác nhau để truyền tải các thông điệp. Từ các chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp có thể tăng lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đồng thời khuyến khích họ thực hiện hành động mua sản phẩm.
Những chiến lược Marketing Online 2023 hiệu quả nhất
Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý một vài chiến lược Marketing Online mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Tối ưu SEO
SEO là một phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp trang web của bạn đạt thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm cho các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ. SEO bao gồm nhiều chiến lược hoạt động cùng nhau để nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm.
Một phần quan trọng của chiến dịch SEO là nghiên cứu từ khóa. Trước khi bắt đầu tối ưu hóa trang web, bạn cần xác định những từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm. Sau khi hoàn tất việc nghiên cứu từ khóa có giá trị nhất, bạn cần tối ưu nội dung trang web.
Giả sử bạn đang kinh doanh mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, kem trị mụn,… Bạn có thể sử dụng công cụ GG Trend để phân tích và lựa chọn từ khóa mục tiêu phù hợp. Sau đó phân bổ từ khóa chính, phụ theo tiêu chuẩn trên bài viết. Ngoài ra bạn cũng nên tối ưu dung lượng, chất lượng hình ảnh. Đừng quên lòng ghép các liên kết nội bộ theo hành trình người đọc để cả Google và người đọc có thể hiểu nội dung bạn viết hơn.
Email Marketing
Mặc dù đã bị coi là chiến lược kém hiệu quả, gây khó chịu (spam) đối với người dùng. Nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp triển khai sai cách. Thực tế, Email Marketing được coi là một chiến lược Marketing Online mang lại hiệu quả cao (đặc biệt đối với các doanh nghiệp B2B) khi được thực hiện đúng cách.
Để làm cho chiến lược Email Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp với Inbound Marketing. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp cho khách hàng thông tin hữu ích, kiến thức có giá trị trong một khoảng thời gian trước khi gửi những email nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển đổi.
Ví dụ về chiến dịch Email Marketing của Uber. Sau khi bị chỉ trích về cách thức quản lý hệ thống, Uber đã thông báo đến toàn bộ người dùng qua email về việc thay đổi ban lãnh đạo và cách quản lý. Nhờ đó Uber thành công lấy lại lòng tin từ khách hàng và những người quan tâm về dịch vụ này.
Influencer Advertising
Chiến lược lựa chọn người nổi tiếng làm khách mời hoặc đại sứ thương hiệu đang trở thành một xu hướng hot và mang lại hiệu quả đáng kể. Những người nổi tiếng như ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, người mẫu,… thường tạo ra xu hướng và có ảnh hưởng mạnh đến khán giả đặc biệt là fan hâm mộ. Thông thường, fan hâm mộ có thói quen mua hàng và chia sẻ thông tin về Idol của họ trên mạng xã hội.
Việc chọn người nổi tiếng đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp rất quan trọng. Đòi hỏi người đó phải có sức ảnh hưởng lớn và phù hợp với sản phẩm của công ty. Thế nhưng chiến lược này đòi hỏi mức đầu tư kinh phí khá lớn. Do đó doanh nghiệp cần đảm bảo ngân sách đủ lớn để triển khai.
Ví dụ về chiến lược Influencer Advertising của Dior – Một thương hiệu xa xỉ nổi tiếng quốc tế. Mặc dù doanh thu của họ từ trước đến nay luôn đạt con số ấn tượng. Thế nhưng kể từ khi mời Jisoo (Blackpink) làm đại sứ, doanh thu của Dior đã tăng vọt. Cụ thể tăng 86,8% so với năm 2020 – thời điểm trước khi Jisoo trở thành đại sứ toàn cầu.
Pay Per Click
Pay Per Click (PPC) là một phương pháp tuyệt vời để quảng bá và tiếp cận đến những người dùng đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Phương pháp PPC khá “thân thiện” với ngân sách vì nó cho phép bạn kiểm soát số tiền bạn muốn chi tiêu mỗi tháng và số tiền bạn sẵn lòng trả mỗi khi có một lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ trả phí PPC khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn.
PPC hoạt động trên cơ sở hệ thống đấu thầu trong các công cụ tìm kiếm. Đầu tiên, bạn lựa chọn từ khóa mà bạn muốn nhắm đến với quảng cáo PPC của mình. Sau đó đặt mức giá mà bạn sẽ trả mỗi lần có một lượt nhấp chuột. Nếu bạn đặt giá cao hơn các nhà quảng cáo khác cho một từ khóa cụ thể, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện phía trên kết quả tìm kiếm.
Giả dụ bạn đang bán điện thoại, bạn có thể đặt từ khóa “mua điện thoại giá rẻ”. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa này trên thanh công cụ, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị. Nếu người dùng click vào quảng cáo, bạn sẽ trả phí cho Google.
Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết là một hình thức thỏa thuận, trong đó nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ trả hoa hồng cho các đối tác bên ngoài dựa trên lưu lượng truy cập hoặc doanh số bán hàng mà họ tạo ra thông qua việc giới thiệu.
Với vai trò là một mô hình trả tiền dựa trên hiệu suất, Affiliate Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho các hoạt động tiếp thị. Đồng thời tăng doanh thu bằng cách tận dụng lợi thế từ các đối tác.
Ví dụ: Tiktok hiện đang có tính năng Affiliate dành cho nhà sáng tạo nội dung. Theo đó một Tiktoker với 1000 follower trở lên sẽ được tiếp thị sản phẩm cho các shop. Bên cạnh đó mỗi Tiktok shop cũng quy định tỷ lệ hoa hồng trên mỗi sản phẩm mà Tiktoker bán được.
Social Media Marketing
Chiến lược Content Marketing là một công cụ quan trọng giúp hỗ trợ cho hoạt động trên mạng xã hội hiện nay. Bởi vì mạng xã hội là một phương tiện truyền thông cho phép tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng. Trong đó có thể kể đến Facebook, Instagram, Linkedin, Youtube,…
Starbucks là một ví dụ thành công về chiến lược marketing trên mạng xã hội. Vào tháng 2 năm 2020, Starbucks tại Vương quốc Anh đã hợp tác với Mermaids – một tổ chức hỗ trợ thanh niên LGBTQ trong chiến dịch #WhatsYourName.
Chiến dịch đã kết hợp quảng cáo truyền hình và tương tác trên mạng xã hội. Với thông điệp xây dựng một xã hội hòa nhập, không phân biệt giới tính và tôn vinh những cái tên mà mọi người đã chọn. Cốt lõi của chiến dịch dựa trên trải nghiệm tại Starbucks, khi khách hàng có thể yêu cầu ghi tên của mình lên cốc.
Thông điệp đã lan tỏa mạnh mẽ về việc tôn trọng nhân quyền trong xã hội. Thương hiệu này đã tận dụng mạng xã hội bằng cách khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh của bánh quy hình đuôi nàng tiên cá (tượng trưng cho tổ chức Mermaids). Đồng thời sử dụng hashtag #WhatsYourName trên các nền tảng xã hội.
Lời kết
Tóm lại, chiến lược Marketing Online đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng xây dựng chiến dịch hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Chính vì thế bạn cần theo dõi và đánh giá hiệu quả thường xuyên. Từ đó kiểm soát và xử lý các vấn đề trong hoạt động Marketing một cách phù hợp.