Marketing là bộ phận quan trọng trong bộ máy vận hành của mỗi doanh nghiệp. Để chống chọi được với thị trường đầy tính cạnh tranh cũng như lạm phát đang vô cùng căng thẳng. Bắt buộc mỗi Marketer trong doanh nghiệp phải hội tụ đủ cho mình những kỹ năng cơ bản. Hôm nay, DRZ sẽ liệt kê và phân tích cho bạn những kỹ năng cần có để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là gì.
Marketer là gì?
Marketer được định nghĩa một cách dễ hiểu là những người hoạt động trong lĩnh vực Marketing. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu cũng như tệp khách hàng tiềm năng mà công ty hướng tới và có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết về tiếp thị sản phẩm đẩy mạnh ra thị trường.
Nghề marketer được sáng tạo ra nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cũng như giá trị của công ty. Giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Góp phần chiếm thị phần lớn trong ngành và cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng.
Marketer đảm nhiệm những công việc gì?
Quan sát và phân tích đối thủ
Marketer có nhiệm vụ đặt mục tiêu cho các bộ phận bán hàng. Lên kế hoạch một cách cụ thể chi tiết để tiếp thị sản phẩm. Ngoài ra, chuyên viên marketing đó sẽ theo dõi chặt chẽ đối thủ cạnh tranh. Phân tích sản phẩm của đối thủ và chiêu trò khuyến mại. Ngoài ra còn phải phân tích và liệt kê được chiều trò PR sản phẩm của đối thủ. Mục đích chính là đưa ra phương án hiệu quả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Sao cho sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh mạnh hơn đối thủ.
Nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu kĩ về bộ phận khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới. Cùng với đó là phải mở rộng tệp khách hàng. Và đây chính là nhiệm vụ quan trọng của họ. Việc xác định được đúng nhu cầu của khách hàng là điều cần thiết khi sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Thêm vào đó, mỗi dữ liệu cần có các con số chứng minh cụ thể về số lượng sản phẩm tiêu thụ, tồn đọng,…
Thực hiện cải tiến sản phẩm
Marketer cũng luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng, luôn lắng nghe phản hồi từ khách hàng. Cũng như dư luận để cải tiến sản phẩm của công ty ngày càng chất lượng hơn và đưa ra những ý tưởng tiếp thị tuyệt vời trong những chiến dịch tiếp theo.
Từ đó mà chuyên viên marketing có thể đưa ra những cải tiến tốt nhất cho sản phẩm. Từ những ý kiến đóng góp khách hàng sử dụng sản phẩm, một marketer giỏi sẽ đề xuất ra được những đóng góp cải thiện tốt nhất cho sản phẩm đó.
Kỹ năng cần có để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là gì?
Bắt kịp xu hướng thị trường
Nghề Marketing là một trong những nghề có sức ảnh hưởng lớn và khó bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo trong tương lai. Tuy nhiên, nghề này cần bạn phải luôn học hỏi, sáng tạo, làm mới bản thân để đưa ra các ý tưởng mới, xu hướng kinh doanh.
Không những thế, bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về thị trường và mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Liên tục khảo sát phân tích số liệu sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu của người dùng trên thị trường để công ty có bước cải tiến sản phẩm, bạn có hướng tiếp thị sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.
Khả năng phân tích
Nhìn vào những con số thu thập được trên thị trường. Trong tâm trí của marketer đã phân tích được các số liệu ấy có ý nghĩa như thế nào. Thể hiện điều gì của thị trường. Xác định đúng nhu cầu của người dùng một cách nhanh nhạy và linh động nhất.
Xây dựng chiến lược
Bạn cần xây dựng cho mình một tư duy lập kế hoạch, chiến lược một cách logic, hiệu quả và thực tế. Nắm bắt và phân tích được số liệu là rất quan trọng. Nhưng phân tích được rồi thì cần phải bắt tay vào thực hiện. Nên marketer cần có ngay cho mình chiến lược cụ thể và cách thức quản lý thời gian phù hợp. Đặc biệt là hiệu quả so với tiến độ sản phẩm.
Lúc này, bạn cần bám sát vào tình hình công ty và những phương án về sản phẩm để có kế hoạch tối ưu, phù hợp với thực tiễn. Bạn lên kế hoạch được hoàn chỉnh và có có thể giải quyết rủi ro. Lúc này, bạn đã lường trước được hết tình huống xấu trong quá trình thực hiện sẽ gặp phải. Đương nhiên bạn cũng đã có sẵn phương án tháo gỡ tình huống rủi ro.
Nắm bắt tâm lý khách hàng
Bộ phận Marketing của công ty luôn nắm rõ nhu cầu, tâm lý của tệp khách hàng sử dụng sản phẩm trong công ty. Nếu bạn không nắm rõ được những yếu tố cốt lõi đó thì bạn không thể thành công trong lĩnh vực này được.
Mỗi sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Doanh nghiệp sản xuất đều đã nhắm sẵn đối tượng sử dụng sẽ dùng sản phẩm của mình. Chẳng hạn như sản phẩm dầu gội kích thích mọc tóc sẽ dành cho những người bị hói đầu hay bị rụng tóc nhiều,… Tâm lý khách hàng cũng là yếu tố then chốt làm ảnh hưởng nhiều tới sự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Thị trường vô cùng rộng lớn. Chính vì vậy, bạn hãy tập trung khai thác những tệp khách hàng với đúng nhu cầu của họ. Sau đó tiến hành làm ra các sản phẩm mục tiêu, không nên ôm đồm, tràn lan quá khi chưa đủ tiềm năng.
Khi có kế hoạch phát triển một sản phẩm nào đó. Cần nghiên cứu kĩ về tệp khách hàng mình hướng tới cũng như nhu cầu và tâm lý của họ. Để sản phẩm được tiêu thụ một cách trôi chảy.
Sáng tạo
Thị trường ra đời liên tục các dòng sản phẩm cạnh tranh với nhau nên đòi hỏi marketer cũng không ngừng vận dụng bộ óc sáng tạo trong việc tiếp thị sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu.
Bạn cần trau dồi, học hỏi liên tục để không bị tụt hậu và đạt hiệu quả công việc. Đối thủ cạnh tranh là điều bạn cần luôn quan tâm và phân tích một cách cụ thể. Để có phương án phù hợp cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Cần tập trung vào đúng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ là bạn đã thành công.
Tận dụng marketing online
Thế giới đang bước vào kỉ nguyên của trí tuệ nhân tạo. Cho nên bạn tận dụng các chiến thuật Marketing trực tuyến là vô cùng cần thiết và sáng tạo. Mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn tới người dân không chỉ có bộ phận giới trẻ mà tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng. Bạn cần phải biết tận dụng được các kênh mạng xã hội.
Có thể đưa sản phẩm và thương hiệu tới gần hơn với công chúng. Cũng như được nhiều người biết đến hơn là sự lựa chọn hợp lý. Để việc này được thực hiện một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư đội ngũ Marketing giỏi trong chiến lược và thực tế, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Các Marketer chuyên nghiệp luôn khéo léo chọn lựa đồng đội giỏi. Họ cùng nhau làm việc và sáng tạo không ngừng nghỉ. Không những gắn bó cùng đồng đội trong bộ phận Marketing mà marketer còn có sự phối hợp ăn ý với các bộ phận bán hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm,…
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng, dựa vào đó mà mỗi marketer làm việc hiệu quả hơn và doanh nghiệp cũng theo đó mà không ngừng phát triển lớn mạnh.
Khả năng ngoại ngữ
Các doanh nghiệp đều muốn phủ sóng sản phẩm của mình trong nước và có cơ hội vươn tầm quốc tế. Vì thế việc marketer biết ngoại ngữ và tiếp thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài là vô cùng cần thiết.
Không những thế, việc marketer biết ngoại ngữ sẽ giúp công ty thêm phát triển. Những ý tưởng tiếp thị được nâng cao và làm theo kịch bản song ngữ. Điều đó là vô cùng độc đáo, giúp thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Lộ trình thăng tiến của Marketer
Lộ trình thăng tiến của Marketer được chia làm 5 cấp độ:
- Bắt đầu từ vị trí nhân viên marketing chưa có kinh nghiệm, bạn cần vận dụng hết những kĩ năng cơ bản được đào tạo trong lĩnh vực Marketing để vận dụng vào thực tế làm báo cáo và điều phối một dự án ra mắt sản phẩm
- Tiếp theo là vị trí Quản lý Marketing khi bạn đã có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên 3-4 năm và có khả năng lãnh đạo. Bạn sẽ phụ trách hướng dẫn những nhân viên mới.
- Vị trí cao hơn đó là Giám đốc phòng Marketing sau 6-7 năm kinh nghiệm làm quản lý.
- Vị trí tiếp theo được thăng chức khi đã làm giám đốc phòng Marketing 12-14 năm kinh nghiệm. Hoặc đối với doanh nghiệp lớn, bạn sẽ có khả năng làm Phó giám đốc bộ phận Marketing.
- Cuối cùng là vị trí cao nhất. Chức vụ giám đốc điều hành Marketing. Vị trí này đòi hỏi bạn có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành.
Mốc thời gian trên chỉ là tham khảo, bạn có thể đảm nhiệm những chức vụ tương đương với năng lực của bản thân mà không cần phải quan tâm đến số năm trong ngành.
Trên đây, chúng tôi đã giải thích về khái nhiệm Marketer là gì, liệt kê những kỹ năng cần có để trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã có những tích lũy bổ ích. Có thể phục vụ cho công việc của mình trong tương lai.