Trong thời đại 4.0 lên ngôi, việc marketing vô cùng khó khăn vì có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh. Vậy nên việc xác định được chiến lược marketing cho doanh nghiệp sẽ là chìa khoá quyết định xem bạn có tiếp cận đến khách hàng thành công hay không. Để hiểu rõ hơn về cách xây dựng chiến lược, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.
Chiến lược marketing cho doanh nghiệp là gì?
Chiến lược marketing cho doanh nghiệp là một kế hoạch tổng thể sử dụng các phương tiện trực tuyến và ngoại tuyến để tiếp cận, đến gần và thu hút khách hàng tiềm năng, nhằm thuyết phục họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và trở thành khách hàng trung thành.
Xem thêm: Top 10 Công Ty Cung Cấp Windows Hosting Uy Tín Nhất Hiện Nay
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing?
Việc xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp sẽ giúp họ đem lại nhiều lợi ích, giúp họ tiến gần hơn tới mục tiêu về độ uy tín, độ phủ thương hiệu, sự tương tác từ khách hàng, doanh thu,..
Tăng độ uy tín cho thương hiệu
Chiến lược marketing vô cùng quan trọng, nó giúp bạn trong việc định hình cũng như tạo độ tin cậy trong mắt khách hàng mục tiêu. Khi tên của doanh nghiệp được khách hàng biết tới nhiều hơn, những chiến lược nhắm đúng mục tiêu sẽ là thành quả lớn trong việc tạo độ phủ thương hiệu. Do vậy, chiến lược marketing cho doanh nghiệp mới sẽ cực kỳ quan trọng, cần phải chú trọng nhiều hơn.
Tăng tương tác
Mục tiêu của chiến lược marketing cho doanh nghiệp là duy trì sự quan tâm từ khách hàng và thu thập thông tin cá nhân của khách như số điện thoại, email,… trước khi họ ra khỏi cửa hàng hoặc rời khỏi trang web hoặc trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Mức độ tương tác mạnh mẽ từ phía khách hàng là một trong những tiêu chí để đánh giá thành công của một doanh nghiệp. Khi sự tương tác của khách hàng tốt, kéo theo tỉ lệ mua hàng và tăng niềm tin về doanh nghiệp cao, dần dần sẽ trở thành khách hàng trung thành. Không chỉ doanh nghiệp lớn mà chiến lược marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần chú trọng hơn về vấn đề này.
Tăng doanh thu
Chiến lược marketing online cho doanh nghiệp tốt sẽ đem lại doanh thu và khả năng tăng trưởng doanh thu trong tương lai cực kỳ lớn. Điều cốt lõi của mỗi doanh nghiệp đều mong muốn tạo ra doanh thu, vậy nên việc xây dựng chiến lược sẽ hoàn toàn là điều cần thiết, phải có nếu muốn thành công và đem lại giá trị cho khách hàng, cộng đồng.
Xem thêm: Mobile SEO Là Gì? Cách Tối Ưu Website Thân Thiện Với Thiết Bị Di Động
4 loại hình chiến lược marketing phổ biến cho doanh nghiệp
Trong chiến lược marketing cho doanh nghiệp có 4 loại hình được sử dụng khá phổ biến và đem lại hiệu quả, được chứng minh với nhiều case study của các nhãn hàng, doanh nghiệp.
- Chiến lược marketing mix 8P ( hay còn gọi là chiến lược marketing hỗn hợp) gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá/xúc tiến), Planning (Lập kế hoạch),People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
- Chiến lược marketing cạnh tranh: Đây là một chiến lược marketing tập trung vào việc cạnh tranh trực tiếp với đối thủ trên thị trường nên doanh nghiệp phải hiểu rõ vị thế của mình so với đối thủ và từ đó xác định được phương án triển khai thích hợp.
- Xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp thông qua sự thân thiết: Việc duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng và giữ họ gắn bó với thương hiệu lâu dài là mục tiêu chiến lược thường được các doanh nghiệp áp dụng. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp thường tổ chức các chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng, đặc biệt là vào các dịp đặc biệt như Tết, Black Friday, sinh nhật của khách hàng để kích thích họ mua hàng nhiều hơn
- Định vị thương hiệu: Việc xác định vị trí thương hiệu (brand positioning) là một chiến lược thường được áp dụng bởi các công ty lớn nhằm xây dựng một thương hiệu độc đáo trong tâm trí của khách hàng, từ đó giúp dễ dàng tiếp cận và tiếp thị sản phẩm. Hãy tìm ra một chiến lược phù hợp và tiến theo đúng hướng, không chỉ để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn để mở ra cơ hội nâng tầm thương hiệu của công ty.
Xem thêm: Thay Ắc Quy Xe Vision Giá Bao Nhiêu? Thay Loại Nào Tốt Nhất?
7 bước xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả
Để xây dựng được chiến lược marketing cho 1 doanh nghiệp, công ty cần trải qua nhiều bước thiết lập kế hoạch. Dưới đây là 7 bước xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham khảo:
- Bước 1: Xác định mục tiêu chính của chiến lược: Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho chiến dịch marketing, nên được đo lường và theo dõi để đảm bảo hiệu quả. Mục tiêu chính thường được xác định dựa trên những ưu tiên và khả năng của tổ chức hoặc cá nhân, có thể liên quan đến tăng trưởng doanh số, tăng cường hiệu suất hoạt động, mở rộng thị trường, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tối ưu hóa quy trình kinh doanh,…
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành. Điều này giúp bạn hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng và các cơ hội tiếp thị có thể khai thác. Nên tìm hiểu đối thủ qua các kênh online, ví dụ như fanpage, website, họ đang SEO website hiệu quả ra sao? Nếu bạn đang chưa có đội ngũ giỏi về SEO, xây dựng chiến lược thì có thể tìm tới đơn vị cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Có thể tham khảo Mona Media: https://mona.media/ – chuyên cung cấp dịch vụ SEO chất lượng và hiệu quả, từ đó sẽ giúp bạn vượt mặt đối thủ cạnh tranh và đi đầu trong lĩnh vực của mình.
- Bước 3: Xác định phân khúc thị trường bằng cách chia theo hành vi, nhu cầu của tập khách hàng,..
- Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu bằng cách phân chia theo nhân khẩu học, theo thu nhập hàng năm, sở thích,…
- Bước 5: Xây dựng những chiến lược marketing: Tuỳ vào mục tiêu của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn chiến lược phù hợp với thực tại như chiến lược về giá, về truyền thông, cạnh tranh, thương hiệu,…
- Bước 6: Lên kế hoạch triển khai và bắt tay vào thực hiện: Đây là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều bước đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ và chi tiết để tránh những rủi ro gây lãng phí tài chính. Các bước cụ thể có thể bao gồm dự trù bán hàng, tính toán giá thành và lợi nhuận, lập kế hoạch bán hàng, tổ chức sản xuất và cung cấp, quản lý mối quan hệ khách hàng, và xử lý đặt hàng và vận chuyển.
- Bước 7: Theo dõi và điều chỉnh chiến lược: Trong suốt quá trình triển khai, doanh nghiệp cần nắm bắt tiến độ để điều chỉnh nếu cần thông qua từng giai đoạn để kết quả được tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và các bước xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp hiệu quả mà DZR-WEB. Để đạt được kết quả nhanh chóng hơn, bạn có thể thuê đội ngũ chuyên gia của Mona Media. Đây là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ seo tổng thể, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chiến lược marketing kinh doanh, thiết kế phần mềm quản lý trung tâm…. Mọi thắc mắc của bạn về kinh doanh sẽ được giải đáp chi tiết và tận tình.
Xem thêm: Thiết Kế Web Học Ngành Gì? Cơ Hội Việc Làm Và Mức Thu Nhập