Trường hợp bị thương do chó, mèo cắn đang là vấn đề mà mọi người cần quan tâm nếu đang gặp phải. Hiện nay, thuốc đặc trị cho loại bệnh này vẫn chưa có và chỉ tồn tại với các loại chủng vắc-xin phòng dại. Do đó nếu không có cách xử lý kịp thời thì sẽ để lại hậu quả khôn lường. Bài viết dưới đây, dzr-web sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý khi bị chó mèo cắn. Cùng theo dõi nhé.
Nguy cơ bệnh dại khi bị chó mèo cắn
Để biết rõ về loại bệnh này thì mọi người phải tìm hiểu rõ định nghĩa cũng như nguyên nhân căn bệnh được tạo ra. Từ đó mà mọi người sẽ có cách điều trị đúng cách. Dưới đây sẽ phân tích rõ cho mọi người được biết.
Định nghĩa đúng về bệnh dại
Bệnh dại được biết đến là một căn bệnh có sự truyền nhiễm khá nhanh. Điều này xảy ra do tác nhân bắt nguồn từ vi rút gây dại lây từ chính cơ thể động vật có vú sang cơ thể người.
Bệnh gây ra chính là làm con người bị nhiễm trùng não và thần kinh một cách trầm trọng. Trong nhiều trường hợp tệ nhất thì có thể dẫn đến tử vong cho người mắc phải. Và loại bệnh này xảy ra đến 99% ca bệnh của toàn cầu.
Quá trình truyền nhiễm và phát bệnh của bệnh dại
Phải nói rằng căn bệnh này có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là nhiều nhất với những khu vực có quá nhiều động vật có vú như Châu Á, Châu phi, Nam Mỹ,…
Các động vật có thể gây dại ở khắp mọi nơi, nguồn bệnh luôn ở gần chúng ta, động vật có thể là chó, mèo, dơi, chồn,… Nhưng hầu hết tình trạng bị mắc bệnh đều có nguồn gốc từ chính chó nuôi nhà.
Động vật một khi bị nhiễm bệnh dại sẽ truyền nhiễm sang cho con người thông qua việc cắn, cào, có sự giao tiếp về cơ thể để làm bàn đạp truyền nhiễm.
Một số trường hợp mọi người cần lưu tâm chính là vi rút có thể lây truyền được thông qua nước bọt của động vật. Một khi chúng liếm vào niêm mạc hoặc vết thương của con người thì cũng sẽ truyền nhiễm được.
Theo chuẩn đoán chuẩn nhất thì vi rút gây ra bệnh dại có thể ủ bệnh trong cơ thể người từ 2 đến 3 tháng hay thậm chí là 1 tuần đến 1 năm.
Bệnh có bị phát hiện sớm hay muộn chủ yếu thể hiện sự lây lan của vi rút nhanh hay chậm. Và điều này còn phụ thuộc vào nơi mà virus xâm nhập vào, lượng virus đã có trong cơ thể. Với các vị trí đầu, mặt, cổ sẽ ủ bệnh ngắn hơn tay và chân.
Trên thực tế, có trường hợp là vi rút bệnh dại lây sang người thông qua việc ăn thịt sống hoặc sữa động vật truyền nhiễm. Con người chủ động nạp virut gây dại vào chính cơ thể bản thân.
Phương pháp chẩn đoán bệnh dại
Căn bệnh dại rất dễ xảy ra và cũng vô cùng nguy hiểm nên tuyệt đối không nên bỏ qua. Dù trong trường hợp bệnh chưa được xác định cũng nên nhập viện hoặc đi khám bác sĩ để có sự cứu chữa kịp thời nhất.
Nếu bị nhiễm mà chưa phát tác lại càng nguy hiểm vì khi phát hiện được thì sẽ rất khó có thể cứu chữa được. Phương pháp chẩn đoán dựa trên những yếu tố sau.
Chẩn đoán dựa trên triệu chứng của bệnh dại
Bệnh dại vốn tồn tại ở hai dạng được định nghĩa là thể cuồng và thể liệt. Với thể cuồng thì người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu bị sốt cao, đau đầu, cảm giác toàn cơ thể bị ngứa ran nhưng bị bỏng rát và châm chích toàn thân. Nói chung là cơ thể bị bất thường nhưng không thể lý giải được.
Qua thời gian khoảng 2-3 ngày bị chó, mèo cắn, nếu bị nhiễm bệnh dại thì vi rút trong cơ thể sẽ di chuyển đến hệ thần kinh gây ra tình trạng viêm não và tủy sống.
Biểu hiện rõ ràng nhất trên bệnh nhân là bồn chồn và lo lắng. Họ sẽ sợ nước, gió, bị ảo giác, khó thở, sùi bọt mép, tê liệt hay nguy hiểm nhất là ngừng thở và tử vong.
Với triệu chứng được suy đoán là dại thể liệt thường chỉ chiếm 20% trong những người mắc bệnh. Người bệnh sẽ biểu hiện liệt cơ, liệt được bắt đầu với cùng bị chó, mèo cắn.
Lúc này, tình trạng hôn mê sẽ xảy ra và cuối cùng sẽ tử vong sau giai đoạn đó. Và trường hợp này sẽ rất khó để đưa ra chẩn đoán căn bệnh chính xác.
Chẩn đoán thông qua phương pháp kiểm tra
Bác sĩ sẽ dựa trên một số dấu hiệu của vết thương để tìm ra bệnh, chẳng hạn thường thấy nhất là kiểm tra nước bọt của động vật ngay trên vết thương bị chó, mèo cắn.
Khi chuẩn đoán bệnh dại thì mọi người sẽ được đưa đi xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang để máy móc tách lớp mảnh da lấy từ dìa tóc ở gáy của bệnh nhân.
Sau đó thực hiện chẩn đoán huyết thanh bằng công nghệ kỹ thuật mới để phát hiện ARN. Muốn biết được có tồn tại virus hay không thì phải cho phản ứng sinh học với phân tử PCR hoặc RT-PCR. Bệnh dại được chẩn đoán chính xác nhất là khi kiểm tra bằng cách khám nghiệm tử thi toàn bộ các mô nhiễm như não, da.
Cách xử lý khi bị chó mèo cắn
Với từng giai đoạn của bệnh dại khác nhau thì sẽ có cách xử lý riêng biệt nên mọi người cần trang bị đủ kiến thức để áp dụng khi cần thiết. Cụ thể thì bệnh dại sẽ được xử lý với hai giai đoạn như sau.
Xử lý ngay khi bị chó mèo cắn
Đây là thời điểm mà mọi người hay bác sĩ vẫn chưa thể chuẩn đoán được chính xác có bị dại hay không. Mọi người khi bị chó, mèo cắn thì chắc chắn sẽ bị kích động và lo lắng, nhưng hãy điện cho nhân viên y tế để được giúp đỡ cứu chữa kịp thời.
Bệnh nhân có thể tự điều trị sơ cứu cho bản thân bằng cách dùng nước để rửa sạch với các dung dịch có khả năng ngăn cản sự lây lan của vi rút gây bệnh.
Các chất rửa sạch được vết thương có thể là xà phòng, chất rửa, povidone iodine,… Phải rửa được ít nhất là 15 phút rồi hãy đến cơ sở gần nhất để thực hiện băng bó lại vết thương.
Tại đây mọi người sẽ được tiêm huyết thanh ngừa bệnh để ngăn chặn tình trạng nặng hơn khi có vi rút bệnh dại.
Trong trường hợp, bị chó dữ cắn xé, gây tổn thương quá nặng cần nhanh chóng gọi hoặc liên hệ đến các đơn vị cho thuê xe cứu thương như Cấp Cứu Vàng, 115 An Tâm, 115 Toàn Quốc,… để đưa nạn nhân đến đơn vị y tế sớm nhất để điều trị kịp thời.
Cách xử lý khi đã có dấu hiệu bệnh dại
Thông thường thì triệu chứng chỉ thể hiện ra sau nhiều ngày bị chó, mèo cắn nên người bệnh bắt buộc phải tiêm huyết thanh dự phòng.
Hiện nay đã có vắc xin bệnh dại vô cùng hiệu quả và an toàn với sức khỏe con người nên có thể sử dụng để cứu chữa, cụ thể là vắc xin dại tế bào verorab được sản xuất vào năm 1992.
Khi tiêm vào bắp thì mọi người sẽ được tiêm 0.5ml cho 5 liều vào đợt điều trị dự phòng, chia đều cho các ngày 0,3,7,14,28.
Với loại tiêm vào da thì người bệnh sẽ được tiêm 0.1ml cho 8 liều tiêm dự phòng chia đều vào các ngày 0,3,7. Nếu như tiêm một lần quá hai liều thì phải tiêm vào những vị trí khác nhau để tránh phản phệ. Những ngày sau đó sẽ được tiêm vào ngày 28.
Cách phòng chống căn bệnh dại khi bị chó mèo cắn
Bệnh dại khá nguy hiểm và việc phòng chống vốn rất khó có thể kiểm soát được. Đa phần bệnh dại đều bắt nguồn từ những động vật là chó, mèo nuôi ở nhà.
Nên cách phòng duy nhất chính là tiêm vắc xin ngừa dại cho động vật nuôi để an toàn cho những người xung quanh cùng sống chung trong một khu vực. Mọi người nên có ý thức về vấn đề này nếu có nuôi động vật để tránh hậu quả đáng tiếc nhất.
Những gia đình nuôi chó, mèo hung dữ thì nên cột mõm lại hoặc nuôi trong chuồng để tránh gây va chạm với con người. Một số người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với động vật dễ gây dại thì phải tiêm chủng trước để phòng bệnh xảy ra.
Trên đây là những thông tin mọi người nên nắm bắt về cách xử lý khi bị chó mèo cắn cũng như cách phòng tránh để không bị bệnh dại do chó mèo gây ra. Và đây cũng là bệnh vô cùng nguy hiểm nên mọi người bắt buộc phải trang bị và hiểu rõ đầy đủ kiến thức đã nêu ở trên để có cách áp dụng hữu hiệu. Điều này có thể bảo vệ được bản thân mọi người và những người thân xung quanh.