Bootstrap là gì? Có nên sử dụng Bootstrap để thiết kế Website không?

Bootstrap là gì? Có nên sử dụng Bootstrap để thiết kế Website không?

Bootstrap là gì? Các tính năng và cách sử dụng của Bootstrap thế nào? Đây là những câu hỏi mà không phải lập trình viên nào cũng có thể trả lời một cách bài bản được. Bootstrap là một Framework được sử dụng rộng rãi trong quá trình thiết kế Website. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về Framework này. Từ đó có thể giải được bài toán Có nên sử dụng Bootstrap để thiết kế Website hay không?

Bootstrap là gì?

Bootstrap là gì?

Như đã nói, Bootstrap là một Framework cho phép xây dựng Website nhanh chóng theo một tiêu chuẩn nhất định. Những Website được thiết kế bằng Bootstrap thì rất thân thiện và tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, hỗ trợ chức năng màn hình từ desktop đến mobile.

Hoặc dễ hiểu hơn thì Bootstrap là một kho sưu tập miễn phí các mã nguồn mở và công cụ để tạo ra một mẫu Website hoàn chỉnh, bao gồm: HTML Template, CSS Template, JavaScript Template. Nhờ việc xây dựng dựa trên những yếu tố sẵn có như: Typography, Forms, Buttons, Tables, Grids, Navigation, Modal, Image Carousels và nhiều yếu tố khác, Bootstrap giúp việc tạo dựng Website trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Lịch sử phát triển Bootstrap

Ban đầu Bootstrap có tên là Twitter Blueprint, được sáng tạo bởi Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter và xuất bản với vai trò như một mã nguồn mở vào năm 2011 trên GitHub. Sau hơn 3 năm kể từ khi ra mắt, Bootstrap vươn lên giữ vị trí No1 trên GitHub, với khả năng tương thích với điện thoại thông minh. Đến hiện tại, Bootstrap vẫn là cái tên được đông đảo người dùng ưa chuộng và lựa chọn nhất hiện nay.

Có nên dùng Bootstrap để thiết kế Website không?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Bootstrap có những ưu điểm và nhược điểm gì nhé!

Ưu điểm của Bootstrap là gì?

  • Phát triển giao diện: Bạn dễ dàng phát triển giao diện Website một cách rất nhanh.
  • Dễ học, dễ sử dụng: Cộng đồng đông và tài liệu tham khảo rõ ràng chính là sức mạnh của Bootstrap.
  • Nền tảng tối ưu: Bootstrap có sẵn một thư viện để lưu trữ để các bạn có thể sử dụng và tùy ý chỉnh sửa theo mục đích cá nhân. Điều này giúp cho việc phát triển web trở nên nhanh chóng. Ngoài ra, Bootstrap còn tương thích với trình duyệt và thiết bị đã được kiểm tra nên bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho Website của mình.
  • Tương tác tốt với smartphone: Bootstrap sử dụng Grid System và viết theo xu hướng Mobile First nên sẽ mặc định hỗ trợ Responsive và ưu tiên giao diện Mobile trước. Điều này cải thiện hiệu suất trang web khi có người dùng truy cập bằng Mobile.
  • Giao diện đầy đủ, sang trọng: Giao diện của Bootstrap sang trọng, hỗ trợ gần như đầy đủ các thành phần mà một Website cần có. Cấu trúc HTML rõ ràng sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng. Không những vậy, Bootstrap còn giúp Website hiển thị tốt ngay cả khi co dãn màn hình Windows.
  • Dễ dàng tùy biến: Để phù hợp với nhiều loại Website khác nhau, Bootstrap cũng hỗ trợ thêm tính năng Customizer, bạn có thể thay đổi gần như tất cả những thuộc tính sao cho phù hợp.
  • Hỗ trợ SEO tốt: Đây chính là một trong những lý do quan trọng nhất bởi vì hiện nay Google đã cập nhật thuật toán tìm kiếm và Responsive là một yếu tố rất quan trọng để đưa từ khóa lên top.

Yếu điểm của Bootstrap là gì?

Với những ưu điểm nổi bật nêu trên thì Bootstrap cũng có những hạn chế nhất định.

  • Tính kém phổ biến: Bootstrap không khá phổ biến nên để tìm được một tổ chức, cá nhân thành thạo Bootstrap không nhiều.
  • Dung lượng nặng, tốc độ tối ưu chưa cao: nên nếu dự án của bạn đòi hỏi một sản phẩm nhẹ thì việc sử dụng Bootstrap sẽ là một gánh nặng cho web.
  • Chưa hoàn thiện: Bootstrap chưa đầy đủ các thư viện cần thiết nên một số Website vẫn phải dùng phiên bản dành riêng cho mobile
  • Nhiều code thừa: Website của bạn sẽ phải tải thêm rất nhiều dòng code không cần thiết.
  • Bootstrap không khuyến khích sáng tạo: Sự tiện dụng và dễ dàng nhiều khi sẽ khuyến khích tính lười sáng tạo. Chúng ta thường sẽ đánh đổi những gì mình thực sự muốn để lấy sự tiện dụng và tiết kiệm thời gian mà Bootstrap mang lại.

Những tính năng đặc biệt của Bootstrap

Những tính năng đặc biệt của Bootstrap

  • Nền tảng bao gồm các tập tin CSS, Fonts và JavaScript đã được biên dịch và nén lại.
  • Bootstrap còn cho phép tích hợp với nhiều mã nguồn mở như: Joomla, WordPress… nhờ có thiết kế dưới dạng Module.
  • Người dùng có thể tùy chỉnh Framework trên Website trước khi tải về và có thể sử dụng nó tại Website của khung.
  • Giúp người dùng dễ dàng truy cập và thiết kế Website hoàn chỉnh theo ý muốn nhờ có kho thư viện khổng lồ.
  • Tích hợp jQuery trên Bootstrap một cách dễ dàng, chỉ cần khai báo các tính năng sử dụng trong quá trình thiết kế web.

Cách cài đặt Bootstrap đơn giản

Hiểu Bootstrap là gì vẫn chưa đủ, bạn cần phải biết cách cài đặt và sử dụng chúng hiệu quả. Bạn có thể cài đặt Bootstrap bằng 2 cách:

  • Cách 1: Tải trực tiếp từ trang Bootstrap
  • Cách 2: Tải Bootstrap qua CDN

Tải Bootstrap về từ trang chủ

Truy cập trang chủ https://getBootstrap.com/ để tải xuống Bootstrap. Sau đó giải nén và cài đặt chúng vào web hosting thông qua giao thức FTP. Sau khi hoàn thành, bạn có thể dùng Bootstrap để thiết kế web dễ dàng. Lưu ý, bởi vì đây là phiên bản Bootstrap đã được biên dịch sẵn nên việc tải về và nhúng chúng vào Website sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Sử dụng Bootstrap CDN

Trong trường hợp không muốn tải và lưu trữ Bootstrap trên máy tính, bạn có thể nhúng Bootstrap qua CDN (Content Delivery Network). Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được lượng băng thông đáng kể. Đồng thời hỗ trợ việc tích hợp jQuery, JavaScript, CSS cung cấp nhiều tính năng cho Website và mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Hướng dẫn sử dụng Bootstrap khi thiết kế website

Thêm HTML5 doctype

Bootstrap dùng các phần tử HTML và những thuộc tính CSS để yêu cầu HTML5 doctype. Đừng quên luôn giữ HTML5 doctype ở đầu trang, bên cạnh thuộc tính ngôn ngữ cùng bộ ký tự chính xác.

Bootstrap 3 là mobile-first

Bootstrap 3 tương thích với các thiết bị di động mà Mobile first styles là một phần của core Framework. Nhằm đảm bảo việc hiển thị chính xác và thu phóng dễ dàng, bạn cần thêm thẻ sau vào phần tử:

  • Phần width=device-width thiết lập chiều rộng của trang, phụ thuộc vào chiều rộng của màn hình thiết bị (có thể thay đổi tùy theo thiết bị cụ thể).
  • Phần initial -scale=1 sẽ đặt mức thu phóng ban đầu khi trang được trình duyệt tải.

Container

Để bọc nội dung trang, Bootstrap cần đến một Container Element để bọc được nội dung trang. Sẽ hai Container Classes cho bạn lựa chọn lựa bao gồm:

  • Container class là khung chứa bao gồm thiết kế Responsive theo độ rộng nhất định.
  • Container-fluid class cung cấp một Container có chiều rộng đầy đủ, toàn khung hình.

Bootstrap 4 Grid System

Bootstrap 4 Grid System

Bootstrap 4 Grid System chính là điểm mấu chốt cho khả năng tương thích giao diện (Web Responsive). Khi khởi động Bootstrap, giao diện của nó sẽ hiển thị dưới dạng Grid. Bootstrap được chia thành 12 cột, mỗi cột sẽ bao gồm các Padding tương ứng với từng độ phân giải của mỗi thiết bị di động.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng Bootstrap là gì?

Bootstrap hiện đang là một trong những nền tảng thiết kế web hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cần lưu ý một số lỗi khi sử dụng Bootstrap sau:

  • Giao diện không thể hiển thị chính xác trên các thiết bị khác nhau bởi chúng sử dụng thuộc tính width khiến giao diện không điều chỉnh được kích thước phù hợp với từng thiết bị.
  • Thay đổi nội dung trong file Bootstrap.css có thể khiến các dữ liệu bị hư hại khi cần nâng cấp. Do đó, thay vì sửa nội dung, bạn có thể viết đè lên trang định dạng để thay đổi những thiết lập mặc định của Bootstrap.
  • Hộp hội thoại có thể hiển thị không đúng cách.
  • Quên sử dụng các thuộc tính data.
  • Không khai báo thư viện hỗ trợ với trình duyệt IE8 và các trình duyệt cũ hơn.

Bootstrap là một nền tảng tối ưu và sẽ được rất nhiều công ty thiết kế web sử dụng trong tương lai. Hy vọng, bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Bootstrap là gì? Và giải đáp được vấn đề có nên sử dụng Bootstrap để thiết kế Website hay không.

Xem thêm: Top 5 nền tảng thiết kế website dễ dàng không cần biết code

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *